TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI

Giáo hội cần quan tâm đến và hiện diện trong thế giới truyền thông, để đối thoại với con người ngày nay và giúp họ gặp gỡ Chúa Kitô. Giáo hội phải là một Giáo hội ở với mọi người, có thể đồng hành với mọi người.
Tôi đọc đi đọc lại bài dẫn nhập của Đức Hồng y Walter Kasper và tôi muốn cảm ơn ngài, vì tôi nhận thấy đây là một công trình thần học sâu sắc, và là một suy tư thần học rõ ràng dễ hiểu... đây là điều mà chúng ta gọi là “nền thần học quỳ gối”.
Một phụng vụ tách rời khỏi sự thờ phượng thiêng liêng sẽ trở nên rỗng tuếch, không còn nét độc đáo của Kitô giáo với ý nghĩa thánh thiêng, gần như chỉ là ma thuật, và mất hết vẻ đẹp. Nhờ hành động của Chúa Kitô, phụng vụ được thúc đẩy từ bên trong để mặc lấy tâm tình của Chúa Kitô, và trong sự năng động này toàn bộ thực tại được biến đổi.
19 tù nhân đến từ nhà tù ở Pisa và Pianosa, Ý đã được gặp Đức Giáo hoàng Phanxicô sáng thứ 4 ngày 19 tháng 2 tại nhà trọ thánh Marta trước khi ngài có cuộc Tiếp kiến chung như thường lệ.
Ngày nay, gia đình đang bị coi thường và ngược đãi. Chúng ta được mời gọi để nhận ra rằng, thật tốt đẹp biết bao khi bắt đầu xây dựng một gia đình, khi trở nên một gia đình trong thời đại ngày nay, và gia đình là cần thiết dường nào cho cuộc sống của thế giới và tương lai của nhân loại.
Các vấn đề và các cuộc xung đột giữa người Israel và người Palestine sẽ chỉ chấm dứt khi chúng ta nhận ra vai trò tối quan trọng của tôn giáo trong tiến trình hòa bình, bởi vì “chúng ta không thể thực sự cho rằng tìm ra được một giải pháp mà không kể gì đến chiều kích tâm linh của vùng đất này”.
Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng ngày thứ Bảy 22-02 là Lễ kính Ngai Tòa Thánh Phêrô Tông đồ, “ngày các tín hữu hiệp thông đặc biệt với Người kế vị Thánh Phêrô và với Tòa Thánh”. “Tôi cảm ơn tất cả anh chị em đã cầu nguyện cho thừa tác vụ giáo hoàng của tôi, và đã dùng chứng tá đời sống trong Chúa Kitô để xây dựng cộng đoàn Giáo hội”
Sau khoá họp đầu tiên (đầu tháng 10/2013) và khoá họp thứ hai (đầu tháng 12/2013), sáng thứ Hai 17-02-2014, tại Nhà khách Santa Marta, Hội đồng Hồng y Tư vấn đã khai mạc khoá họp thứ ba với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Kỷ niệm 50 năm Hiến chế về Phụng Vụ Thánh Sacrosanctum Concilium (được Đức giáo hoàng Phaolô VI ban hành ngày 04-12-1963), Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật các Bí Tích phối hợp với Đại học Giáo hoàng Latêranô tổ chức Hội nghị chuyên đề “Sacrosanctum Concilium – Lời tạ ơn và dấn thân xây dựng phong trào hiệp thông giáo hội” từ 18 đến 20 tháng Hai tại Đại nghị trường của Đại học Latêranô.
“Đức giáo hoàng Bênêđictô đã nghĩ đến quyết định này rất lâu trước khi ngài công bố. Ngài nói với tôi về điều đó vào giữa năm 2012. Tôi đã thưa với ngài rằng nếu ngài làm thế sẽ có thể nảy sinh mọi vấn đề. Tuy nhiên, ngài cảm thấy mệt mỏi, tuổi tác đè nặng lên ngài...”
Các nhà giáo tại các trường Công giáo trước hết phải là những người rất có năng lực, phẩm chất, đồng thời có đầy đủ các đức tính nhân bản, có thể đồng hành với người trẻ bằng phong thái mô phạm của mình, giúp người trẻ trưởng thành về nhân bản và đời sống thiêng liêng.
Ngày Tình yêu Valentine 2014: Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các bạn trẻ sắp kết hôn
Từ ngày 10 đến ngày 17 tháng Tám 2014 sẽ diễn ra Đại hội Giới trẻ châu Á (Asian Youth Day – AYD) lần thứ sáu tại Hàn Quốc, do Văn phòng Giáo dân và Gia đình của Liên Hội đồng Giám mục Á châu tổ chức với chủ đề “Hỡi Bạn trẻ châu Á, hãy thức tỉnh! Vinh quang của các thánh tử đạo toả sáng trên bạn”
Theo Cơ quan thông tin Công giáo Kathpress của Áo, tại Áo đã có hơn 30.000 người tham gia trả lời bản câu hỏi giản lược – do các giáo phận Áo phân phát để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục ngoại thường lần thứ ba về gia đình.
“Ngài tách khỏi thế giới nhưng vẫn hiện diện trong Giáo hội. Sứ vụ của ngài hiện nay, như ngài đã nói, là để giúp đỡ Giáo hội và người kế nhiệm ngài là Đức giáo hoàng Phanxicô, qua lời cầu nguyện. Đó là sứ vụ trước hết và quan trọng nhất của ngài”.
“Một cách nào đó”, Phủ Quốc vụ khanh phải trở thành một “mẫu mực cho toàn thể Giáo hội”. Đức Tổng giám mục Parolin bảo đảm rằng nền ngoại giao Vatican phải dấn thân cùng với các dân tộc “trong công cuộc xây dựng một thế giới nhân văn và huynh đệ”, trong đó, “những kẻ yếu thế và dễ bị tổn thương nhất” phải được được bảo vệ.
Kinh Truyền tin với Đức Thánh Cha: “Kitô hữu là ngọn đèn cháy sáng, mang ánh sáng của Chúa Giêsu”
Vào ngày Valentine 14 tháng Hai sắp tới, hơn 17.000 cặp đính hôn sẽ gặp Đức Thánh Cha tại Quảng trường Thánh Phêrô. Sáng kiến ​​này nằm trong khuôn khổ chuẩn bị cho Đại hội chung Ngoại thường lần thứ ba của Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng Mười 2014 về những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá.
Chúng ta không thể là một Kitô hữu thực sự nếu chỉ suy nghĩ một cách tầm thường về cuộc sống. Vì thế Đức Thánh Cha kêu gọi người trẻ hãy khước từ thứ hạnh phúc “rẻ tiền” và can đảm chọn thứ hạnh phúc đích thực mà chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban tặng.
Những lời này của Thánh Phaolô nói gì với các Kitô hữu chúng ta ngày nay? Lời nhắn nhủ trở nên nghèo khó, sống thanh bần theo tinh thần Phúc Âm có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay?