PHỤNG VỤ - HỌC HỎI

Tình yêu tổ quốc đòi hỏi chúng ta những nỗ lực cụ thể để bảo vệ hoà bình, công lý, và phát triển những tương quan nhân sinh. Chính vì vậy, chúng ta mang món nợ biết ơn những người đã sống và hy sinh cho công ích.
Gia đình có trước những hình thức khác của cộng đồng. Gia đình có trước cả Nhà nước và xã hội, và vì thế, công quyền không chỉ đơn thuần là kiểm soát các gia đình nhưng có bổn phận bảo vệ và thăng tiến gia đình.
Sau Thiên Chúa, chúng ta phải tôn kính cha mẹ. Các ngài nhắc cho chúng ta nhớ rằng chúng ta không tự làm nên chính mình, nhưng sự sống này là do chúng ta đón nhận, vì thế không có quyền sử dụng sự sống cách tự do ích kỷ.
Thế giới này tự nó không phải là cùng đích, nó phải tìm ý nghĩa nơi ngày sabbat của Thiên Chúa. Chúng ta được dựng nên cho Chúa và chỉ nơi Chúa, tâm hồn chúng ta mới tìm được sự nghỉ ngơi.
Điều răn thứ hai dạy chúng ta tôn kính Danh của Thiên Chúa. Điều răn đó cấm chúng ta sử dụng Danh Thiên Chúa cách bất xứng dưới bất cứ hình thức nào. Nhìn rộng hơn, điều răn thứ hai còn liên quan đến sự tôn kính tất cả những gì là linh thánh.
Tôn kính những ảnh tượng không hề là tôn thờ ngẫu tượng. Chúng ta không tôn thờ chất liệu làm thành ảnh tượng, nhưng tôn thờ chính vị được phác họa trong ảnh tượng.
Tôn giáo và những hình thức diễn tả là thái độ của con người toàn diện, xác và hồn. Đây không phải là chuyện riêng tư, vì chúng ta là những hữu thể xã hội. Tiếng thưa “Vâng” hoặc “Không” của chúng ta với Thiên Chúa đều có ảnh hưởng đến đời sống công cộng, kể cả khi chúng ta cầu nguyện nơi kín đáo.
Không có gì làm cho chúng ta được tự do hơn là thờ phượng Thiên Chúa. Bởi lẽ không ai xứng đáng để chúng ta hoàn toàn tín thác, không ai có thể là tảng đá và nền tảng không lay chuyển cho niềm hy vọng của ta.
Giữ Mười Điều Răn chính là đáp lại sự thánh thiện của Thiên Chúa (số 2062)... Giữ các điều răn chính là gắn bó với Chúa bằng tất cả tâm hồn. Chính vì thế sống điều răn yêu thương (với Chúa và với tha nhân) là sự chu toàn lề luật (số 2055).
Hội Thánh “dạy dỗ về luân lý” trước hết không phải bằng những lời rao giảng và hệ thống hóa học thuyết, nhưng bằng chứng tá đời sống (số 2044). “Hội Thánh được tăng số, lớn lên và triển nở bằng sự thánh thiện của các tín hữu” (số 2045).
Thánh thiện là gì? Sự thánh thiện bắt đầu khi có sự cộng tác giữa hành động của con người với hoạt động của Thiên Chúa, khi chúng ta làm theo Lời Chúa và để cho Ngài hướng dẫn.
Công trạng và phần thưởng: đây là những chuyện rất bình thường trong cuộc sống. “Thợ đáng được trả công” (Lc 10,7); nếu ai đó làm một việc đáng công, chúng ta nợ người đó một phần thưởng. Nếu công trạng không được vinh danh thì không những đó là điều vô ơn mà còn là sự bất công.
Khi chúng ta nói đến ân sủng của Thiên Chúa là nói đến “một hồng ân, một sự trợ giúp cho không mà Thiên Chúa ban, để chúng ta đáp lại tiếng gọi của Ngài, là trở thành con cái Thiên Chúa”
Luật Chúa không phải là điều gì độc đoán hoặc sự áp đặt của một sức mạnh mù quáng. Đúng hơn chúng ta khám phá Luật Chúa trước hết nơi chính bản thân mình, chẳng hạn ánh sáng của lý trí.
“Mọi hình thức kỳ thị dựa trên giới tính, chủng tộc, màu da, hoàn cảnh xã hội, ngôn ngữ hay tôn giáo đều phải dẹp bỏ vì nó không phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa”
Thánh Tôma Aquinô mô tả công ích như thiện ích cao quý nhất cho các cá nhân cũng như cộng đồng. Do đó sử dụng mọi nguồn lực có thể để phục vụ ích chung là bổn phận cao cả. Cũng vì thế chúng ta phải trân trọng và cảm ơn tất cả những ai đang phục vụ công ích.
Quyền bính đến từ Thiên Chúa. Đây là điều Giáo Hội dạy, dựa trên Kinh Thánh và lý tính nhân loại. Khẳng định này thật xa lạ với nhiều người ngày nay. Quyền bính thường bị hiểu theo nghĩa tiêu cực; tốt lắm thì được hiểu là do sự ủy thác của người dân.
Chủ nghĩa cá nhân quên mất mối liên hệ của cá nhân với cộng đồng; ngược lại, chủ nghĩa tập thể (khuynh hướng của những thể chế độc tài) lại khước từ phẩm giá siêu việt của nhân vị. Giáo huấn xã hội của Công giáo phải thường xuyên cố gắng để làm mới lại nhận thức về cả hai khía cạnh này.
Chỉ có sự hoán cải sâu xa và ân sủng của Thiên Chúa mới có thể thức tỉnh linh hồn khỏi tội trọng, trong khi tội nhẹ có thể được chữa lành nhờ gia tăng tình yêu. Tuy nhiên nhiều tội nhẹ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tội tự bản chất là quay lưng với Thiên Chúa, tránh mặt Chúa, không nghe tiếng Ngài: “Cũng như tội đầu tiên, tội là một sự bất tuân, một sự nổi loạn chống Thiên Chúa, vì ao ước muốn sẽ nên như những vị thần biết điều thiện, điều ác”