TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI
Ấn định ngày hai nhà lãnh đạo Palestin và Israel cùng với Đức giáo hoàng cầu nguyện cho hoà bình
Cuộc gặp gỡ được thực hiện theo sáng kiến của Đức giáo hoàng Phanxicô. Trong chuyến tông du Thánh Địa 3 ngày mới đây, ngài đã mời Tổng thống Israel, Shimon Peres, và Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas, đến cầu nguyện chung tại Vatican.
Khi kết thúc Thánh lễ tại Bethlehem vào ngày 25-05, Đức giáo hoàng Phanxicô đã đưa ra đề nghị: “Tôi xin dùng nhà tôi ở Vatican làm nơi gặp gỡ để cầu nguyện”.
“Tại nơi này, nơi sinh ra của vị Vua Hoà Bình, tôi muốn mời các vị, Tổng thống Mahmoud Abbas và Tổng thống Shimon Peres, cùng với tôi tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban ơn hoà bình”.
Đức giáo hoàng nói tiếp: “Tất cả chúng ta đều muốn có hoà bình. Nhiều người xây dựng hoà bình từng ngày qua những cử chỉ và hành vi nhỏ bé; nhiều người phải đau khổ, nhưng vẫn nỗ lực kiên trì trở thành người kiến tạo hòa bình”.
“Tất cả chúng ta –nhất là những ai được đặt làm người phục vụ dân tộc mình– đều có nghĩa vụ trở thành dụng cụ và người xây dựng hoà bình, đặc biệt là bằng lời cầu nguyện. Xây dựng hoà bình là điều khó khăn, nhưng sống mà không có hoà bình lại là nỗi khốn khổ khôn nguôi. Những con người nam cũng như nữ của những vùng đất này, và của toàn thế giới, tất cả đều xin chúng ta dâng niềm hy vọng hoà bình thiết tha của họ lên Thiên Chúa”.
Trong ngày hôm ấy, cả hai vị Tổng thống đã chấp thuận lời mời của Đức giáo hoàng; Văn phòng Tổng thống Peres nói rằng “chúng tôi chấp thuận lời mời của Đức giáo hoàng. Tổng thống Peres đã ủng hộ và sẽ tiếp tục ủng hộ mọi con đường nhằm mang lại hoà bình”.
Lời mời của Đức giáo hoàng Phanxicô được đưa ra vào ngày thứ hai của cuộc tông du Thánh Địa, tại đây các diễn văn của ngài đều tập trung chủ yếu vào đề tài hoà bình.
Ngỏ lời với Tổng thống Mahmoud Abbas và giới chức Palestin vào ngày hôm đó, Đức giáo hoàng than phiền “cuộc xung đột kéo dài đã gây ra nhiều vết thương rất khó lành”.
“Vì lợi ích của mọi người, cần phải gia tăng nỗ lực và sáng kiến nhằm tạo điều kiện cho một nền hoà bình ổn định dựa trên cơ sở công bằng, công nhận các quyền của mỗi cá nhân và an ninh hỗ tương”.
“Đã đến lúc mọi người phải can đảm để quảng đại và sáng tạo trong việc phục vụ công ích, can đảm để kiến tạo một nền hòa bình dựa trên việc tất cả thừa nhận cả hai quốc gia đều có quyền tồn tại và sống trong hoà bình và an ninh trong vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận”. Đức giáo hoàng nói thêm rằng “phải kiên quyết theo đuổi hoà bình, dù mỗi bên có phải hy sinh phần nào”.
Gặp Tổng thống Shimon Peres hôm 26-05, Đức giáo hoàng Phanxicô nói rằng “kiến tạo hoà bình đòi hỏi trước hết và trên hết là sự tôn trọng phẩm giá và tự do của mỗi con người – mà người Do Thái, Kitô hữu cũng như người Hồi giáo đều tin rằng mình được Thiên Chúa dựng nên để sống đời đời. Niềm tin chung này giúp chúng ta kiên quyết theo đuổi các giải pháp hoà bình cho mọi tranh cãi và xung đột”.
“Ở đây tôi lặp lại lời cầu xin các bên hãy tránh các sáng kiến và hành động mâu thuẫn với quyết tâm đã nêu ra nhằm đạt được một thỏa thuận đích thực; xin hãy quyết tâm và kiên trì xây dựng hoà bình, không mệt mỏi”.
Tin liên quan
- LỄ PHONG CHÂN PHƯỚC CHO 12 VỊ TỬ ĐẠO DÒNG CHÚA CỨU THẾ NGƯỜI TÂY BAN NHA
- Bảo tàng Vatican lại phải đóng cửa do số ca nhiễm Covid tăng nhanh
- Hỏi đáp về ơn Toàn xá trong tháng 11 năm nay
- Ngày 11/12, mở và thắp sáng hang đá và cây thông Giáng sinh tại quảng trường thánh Phê-rô
- Đức nguyên Giáo hoàng Biển Đức về Đức thăm anh đang bệnh nặng
- Covid-19: WHO sửa lại khuyến cáo về khẩu trang
- Trung Quốc buộc các linh mục giảng về yêu nước để được mở lại nhà thờ
- ĐTC Phanxicô chúc mừng dòng Phanxicô Viện tu nhân dịp 800 năm thánh Antôn gia nhập dòng Phanxicô
- Virus corona: ĐTC tạo sân chơi mùa hè cho thiếu nhi
- Toàn văn bài phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Kinh tế Tòa Thánh