TIN GIÁO HỘI KHẮP NƠI

Caritas tiếp tục trợ cấp cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi con lốc IDAI

Có khoảng 843 người đã thiệt mạng do cơn bão và kéo theo trận lụt trên khắp các vùng quê đồng bằng ở Mozambique, Zimbabwe và Malawi.

BTT Caritas Việt Nam (Chuyển ngữ)

 

“Nhà của chúng tôi đã bay mất, nó đã bị phá huỷ. Quần áo của chúng tôi đã bị cuốn trôi hết, chẳng còn thứ gì,” Rita Farriya, một trong 600,000 người trên khắp Mozambique bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy Idai tàn khốc xảy ra vào ngày 15 tháng Ba đã cho biết.

 

Rita, bà mẹ hai con, nằm trong số những ngôi nhà bị bay mất sống sót sau cơn bão nhưng lại bị lũ lụt san phẳng vào ngày hôm sau khi nước dâng cao phá huỷ mọi thứ trên con đường đi của họ.

 

Rita (áo đỏ) và hai người con của mình


“Mưa lớn đến nỗi chúng tôi chỉ mang theo được quần áo và mọi thứ …nước đã tràn vào nhà chúng tôi. Nhà của chúng tôi bây giờ giống như con sông.” - Ritas Farriya

 

Có khoảng 843 người đã thiệt mạng do cơn bão và kéo theo trận lụt trên khắp các vùng quê đồng bằng ở Mozambique, Zimbabwe và Malawi. Hàng trăm ngàn người trên khắp ba quốc gia phải di tản và đang trong tình trạng cần lương thực, nước và chỗ ở. Caritas Mozambique và những đối tác trên toàn cầu đang hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng.

 

Rita nằm trong số hàng ngàn người phải tìm nơi tị nạn tại trường tiểu học Muda-Mufo bị phá huỷ ở quận Nhamatanda, một nơi tạm trú mà Caritas đang giúp – là một trong những khu vực bị cô lập nhất của đất nước.

 

“Vào đúng ngày lũ lụt, chúng tôi đã đến đây,” Rita cho biết. “Ở đây chẳng có gì để ăn, không có chỗ để ngủ. Thật là buồn.”

 

Đối với những người như Rita đang ở tại trường học với con cái của mình, thì việc tìm được lương thực là mối bận tâm lớn của họ.

 

Những tình nguyện viên đến từ Caritas đã đang phân phối đồ gia dụng nấu ăn bao gồm dầu ăn, đường, gạo, đậu, muối và xà phòng.

 

Ở Beira, Caritas đã tiếp tục phân phát trợ cấp lương thực cho 1,640 gia đình. Ở Chimoio, đội ngũ Caritas đã thiết lập mô hình cư trú sử dụng 500 tấm bạt.


Nhưng nhu cầu của những người bị ảnh hưởng nơi khu vực lốc xoáy là rất lớn. Trong số những người tìm nơi trú ẩn ở trường học là Antonio Fernando, 30 tuổi, làm nghề nông.

 

“Lốc xoáy đã tàn phá và gây thiệt hại về nhà cửa, nhưng mặt khác, lũ lụt đã gây ra rất nhiều cái chết,” Anh ta cho biết. “Chết là do người ta không thể chuyển đi an toàn từ nơi này qua nơi khác. Có thể họ đã được cảnh báo về lốc xoáy nhưng lại không được cảnh báo về lụt. Đây là điều khiến chúng tôi ngạc nhiên.”

 

Antonio, cha của ba đứa trẻ đã tìm kiếm nơi tị nạn cùng với vợ, chị gái và mẹ của mình tại trường học, nói rằng ngôi nhà và tiền tiết kiệm của anh ta đã bị tiêu tan trong trận lụt.

 

“Tôi cảm thấy rất tồi tệ vì tôi không có được sự giúp đỡ. Hiện giờ rất khó khăn. Tôi ở với gia đình mình, nhưng chúng tôi không có lương thực,” Anh cho biết thêm.

 

Vụ mùa đã bị cuốn trôi hoặc bị ngập nước, làm tiêu tan sinh kế của người dân và họ thì lại đang đói, một ngày chỉ ăn được một bữa. Thậm chí người ta còn nhìn thấy họ đang cố gắng bán số bắp đã bị hư hoại trên thị trường.

 

“Đây là mùa thu hoạch, nhưng tất cả số bắp bị hư hoại hoặc bị ngập trong nước,” Antonio cho biết. “Nhu cầu chính ở đây là lương thực.”

 

Đối với những người mà thế giới của họ xoay quanh trường học trong thời gian bình thường, phần lớn đang bị đe doạ. Veronica Mavundo, 38 tuổi giáo viên dạy lớp ba, nhưng lớp học của cô đã bị tàn phá. Cô đã đến trường ngay sau khi trận lụt để có thể tận mắt chứng kiến trận lụt.

 

“Ai đó đã kể cho tôi nghe về trường học – nó đã bị hư hoại rồi – và tôi đã cảm thấy thật kinh khủng,” Cô cho biết. “Khi tôi đến đây, nó thật tồi tệ hơn tôi đã sợ: nước quá nhiều. Các phòng học đã ngập đầy nước. Thật là quá sức tưởng tượng. Thậm chí tất cả nơi cư trú của giáo viên chúng tôi đã bị huỷ diệt.”

 

Các giáo viên đã sửa chữa mái nhà chính, nhưng có nhiều việc phải làm trước khi trường học có thể hoạt động trở lại. Và, trường học vẫn là nơi cư trú cho những người không còn nhà cửa để trở về.

 

“Chúng tôi sẽ bắt đầu dạy học bên ngoài cho đến khi các mái toà nhà kia được hoàn thành,” Cô nói. "Thật khó khi dạy ở bên ngoài. Chúng tôi sẽ không có bảng đen, bản đồ, bảng kẹp. Nhưng đó là trải nghiệm mới mà chúng tôi phải đối diện.”

 


Và, giống như hàng ngàn người đang ở đầy sân trường hiện nay, thì việc chữa lành, sự đau buồn và phục hồi từ thảm hoạ kinh khủng nhất của đất nước trong gần 20 năm cũng là một trải nghiệm mới mà họ phải đối diện.

 

Padre Silvio Anovo, vị linh mục của giáo xứ Paroqula do Sagrado Coracao de Jesus đã chứng kiến sự tàn phá hoàn toàn của nhà thờ mình, nhà thờ lớn nhất ở Beira. “Lúc cơn bão xảy ra, tất cả chúng tôi –  tôi, một linh mục khác và một bảo vệ có mặt ở đó,” ngài nói.  “Chúng tôi đã di chuyển xuống dưới cầu thang và cúi xuống khi cơn bão ngày càng dữ dội hơn.”

 

“Chúng tôi có thể thấy mái nhà của giáo xứ bay ra từng mảnh,” ngài nói thêm. “Chúng tôi không thể mô tả cái nào xảy ra trước – mái nhà hay tường của nhà thờ. Chúng tôi chỉ nghe thấy một tiếng nổ lớn. Thoạt tiên tôi đã nghĩ chúng tôi sẽ không thể thoát khỏi cơn bão này. Theo cách tự nhiên, chúng tôi cầu nguyện – không chỉ cầu cho bản thân mình nhưng cho cả cộng đồng.”

 

Vị Giám mục của Beira, Claudio dalla Zuanna, nói rằng sẽ giúp giáo xứ xây dựng lại lại nhà thờ.

 

“Chúng ta không chỉ than khóc về nhà thờ ở Beira đã bị sập; nhưng chúng ta phải nhìn về phía trước,” ngài nói thêm rằng ở vùng xa xôi hẻo lánh thì còn nghèo nàn và không được phát triển, cần  phải được trợ giúp để nơi đó tốt hơn trước khi cơn bão ập tới.

 

“Trong sự tàn phá này, chúng ta phải xem làm thế nào để xây dựng lại cho vùng này,” ngài nói. “Cung cấp hạt giống, giúp người dân trồng cây lại. Khoan giếng để có nước sạch – bằng cách này chúng ta có thể giúp các công đồng cải thiện đời sống của họ.”

 

Nhưng lúc này tương lai không rõ. “Đối với tương lai, tôi không có ý kiến gì,” Antonio, người nông dân đang cư trú cùng với gia đình anh ta tại trường học cho biết. “Người dân ở đây đang trong tình trạng thực sự tồi tệ. Ở đây rất đông người và chúng tôi chẳng có gì. Chúng tôi đang tìm kiếm viện trợ, đặc biệt là lương thực. Xin đừng quên chúng tôi.”

 

Nguồn Caritas Quốc tế