PHỤNG VỤ - HỌC HỎI
Năm sai lầm các bạn có thể vi phạm trong Thánh lễ mà không biết
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
hánh lễ có nghi thức phụng vụ đã được ấn định rõ. Sau đây là năm sai lầm các bạn có thể vi phạm trong thánh lễ mà không biết.
1 – Khi linh mục dâng Mình Thánh Chúa, phải quỳ hay đứng?
Quy định chung của Sách lễ Rôma (số 43) ghi rõ: “Giáo dân quỳ khi dâng Mình Thánh Chúa trừ khi sức khỏe không cho phép, hoặc nơi chốn quá hẹp, hoặc có rất đông người, hoặc vì một lý do chính đáng nào khác”. Giáo hội khuyên nên quỳ khi dâng Mình Thánh Chúa và đứng lên khi đáp câu: “Chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho đến khi Chúa lại đến trong vinh quang.”
2 – Chúc bình an
Tông huấn Bí tích Tình yêu của Đức Bênêđictô XVI (Sacramentum caritatis) ghi: “Trong Thượng hội đồng các giám mục, cần dung hòa cử chỉ này, đôi lúc mang hình thức thái quá, tạo lộn xộn trước khi Rước lễ” (SC n. 49).
Trong một bức thư, hồng y Cañizares, cựu giám chức của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích xác định chúc bình an không phải là bắt buộc: “Chúc bình an không phải là việc làm một cách máy móc khi không được thực hiện một cách đầy đủ”.
3 – “Nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”.
Chúng ta biết luật chung khi chấm dứt một lời cầu nguyện là đọc chữ “Amen”. Nhưng vì sao cuối Kinh Lạy Cha không đọc Amen? Chữ Amen trong tiếng hê-brơ dịch phỏng là “chớ gì được như vậy” được đọc sau mỗi lời cầu nguyện, nhưng không đọc sau Kinh Lạy Cha trong thánh lễ đơn giản là vì lời cầu nguyện chưa xong. Thay vì đọc “Amen” thì linh mục bắt qua lời cầu nguyện: “Lạy Chúa , xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp, Chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc, và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc chúng con”.
4 – “Chính nhờ Người, bởi Người và trong Người…”
Có những lời cầu nguyện mà chỉ có linh mục mới được quyền đọc, chẳng hạn vào cuối lời cầu nguyện “Chính nhờ Người, bởi Người và trong Người…” dù cha chủ tế mời gọi cộng đoàn “cùng đọc chung” nhưng giáo dân nên giữ thinh lặng, đứng yên và long trọng trả lời “Amen”. Giáo dân cũng không nên đọc theo lời xin bình an: “ Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã nói với các Tông đồ rằng: ‘Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con…’, chỉ có chủ tế mới đọc lời này.
Phải phân biệt vai trò của linh mục và giáo dân trong thánh lễ để giáo dân không “dẫm chân” lên sứ vụ thiêng liêng của linh mục như người ta thường hay nói.
5 – Ăn chay trước khi rước lễ
Theo luật chung, Giáo hội xin giáo dân giữ chay một giờ trước khi rước Mình Thánh Chúa, nhịn ăn, nhịn các thức uống, nhưng nước lạnh và thuốc men thì được phép.
Ăn chay cũng là cấm nhai kẹo cao su trước và trong Thánh lễ. Luật này bắt buộc và ai cố tình vi phạm bị Giáo hội cho là phạm sự thánh. Không vi phạm luật là dấu chỉ kính trọng, nhận thấy sự hiện diện của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể, một thái độ đúng để chuẩn bị rước Chúa.
Tin liên quan
- Các biểu tượng và việc huấn giáo
- Sắc lệnh về Thánh lễ trong thời gian đại dịch
- Rước lễ thiêng liêng: tính thần học và niềm an ủi từ Chúa Kitô
- Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ Ủy ban Phụng Tự
- Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro
- Ủy ban Giáo dân: Bài huấn luyện số 16
- Cầu nguyện với các bài hát từ cộng đoàn Taizé - Tháng 10.2019 - trực tuyến
- Nhân đức thờ phượng
- Ủy ban Phụng Tự giải thích quy định về Giảng lễ, Đặt tay và Rảy nước phép
- Cộng đoàn có thể đọc Phúc Âm trong Thánh lễ không?