SUY NIỆM LỜI CHÚA & HẠNH CÁC THÁNH

Hạnh Thánh Francois Jaccard - Phan, tử đạo ngày 21/9/1838

Thánh François Jaccard - Phan chào đời ngày 06-9-1799 tại làng Onion, thuộc miền Savoie, nước Pháp, trong một gia đình sùng đạo.

Văn phòng HĐGMVN

 

Hạnh Thánh

FRANCOIS JACCARD - PHAN


Linh mục Hội Thừa Sai Paris (1799 - 1838)

Ngày tử đạo: 21 tháng 9


Một thời gian ngắn, con không phải chịu đau khổ nữa, con ước ao chết vì đạo thánh ở đất nước này.
Xin mẹ cầu cùng Chúa cho con sớm mãn nguyện.

 

Thánh François Jaccard - Phan chào đời ngày 06-9-1799 tại làng Onion, thuộc miền Savoie, nước Pháp, trong một gia đình sùng đạo. Cho dầu sống giữa thời cách mạng Pháp (1789) nhưng song thân chuyên tâm cho con cái có được nền giáo dục Kitô giáo.

 

Cậu Jaccard dịu dàng, hiền hậu, nhưng gặp nhiều chướng ngại trên đường học vấn do chậm trí khôn, thiếu trí nhớ. Sau khi theo học trường làng, rồi vào chủng viện, nhưng không thành công, cậu chấp nhận trở về gia đình sống đời nông dân.

 

Một ngày kia, gặp lại các bạn đồng môn và được họ khuyến khích, cậu Jaccard trình bày với song thân và xin trở lại Chủng viện Mélan, rồi lên Đại Chủng viện Champery, và xin gia nhập Hội Thừa Sai Paris. Sau khi được thụ phong linh mục, cha tình nguyn lên đường truyn giáo.


Ngày 10-7-1823, cha xuống tàu đến Ấn Độ hơn 1 năm, sau đó tiếp tục đi Ma Cao rồi qua ngã Lạch Đáy vào miền Bắc. Ngày 05-01-1826, cha Jaccard đến Nhà chung Giáo phận Đàng Trong, học tiếng Việt, lấy tên Việt là Jaccard - Phan và được bổ nhiệm làm mục vụ tại họ đạo Nhu Lý và Phủ Cam, kiêm nhiệm Chủng viện An Ninh.

 

Tuy vua Minh Mạng đã ra sắc chỉ cấm đạo, nhưng vua vẫn quy tụ các giáo sĩ thừa sai về kinh đô Huế để giúp triều đình dịch các tài liệu và bản đồ bằng ngoại ngữ sang tiếng Việt, hậu ý là cầm chân các thừa sai tại Huế để ngăn việc truyền giáo.

 

Bị tố cáo giảng đạo bất hợp pháp, cha Jaccard - Phan bị cầm giữ, giải ra công đường huyện Hương Trà, rồi đến Phủ Thừa Thiên, kèm thêm lệnh giao nộp áo lễ, đồ đạo, sách lễ và ảnh tượng. Bản án xử tử đầu tiên của linh mục Jaccard - Phan được đổi sang “xử tử giam hậu” (cứ giam đã, sau mới xử).

 

Trên thực tế, vua đòi ngài vào sống trong cung để làm thông dịch viên. Thời gian này (1832-1833), nhiều lần ngài diện kiến vua Minh Mạng. Chiều theo ý mẫu hậu, vua Minh Mạng đổi án tử của ngài thành án lưu đày chung thân tại đèo Lao Bảo (gần biên giới Lào).

 

Năm 1835, vua Minh Mạng ra lệnh triệu hồi linh mục Jaccard - Phan về Cam Lộ, tiếp tục công việc phiên dịch và dạy tiếng Pháp. Trong thư gửi về cho thân mẫu, ngài viết: “Biệt xa mẹ đến nay đã 15 năm! Đã biết bao khổ cực đè nặng trên vai con hầu như quá sức loài người... Tuy nhiên, con vẫn giữ trọn niềm tin: Trong một thời gian ngắn con không còn phải chịu đau khổ nữa, con ước ao chết vì đạo thánh ở đất nước này. Xin mẹ cầu cùng Chúa cho con sớm mãn nguyện”.

 

Mùa Xuân năm 1838, linh mục Candalh - Kim bạo gan mở chủng viện tại Di Loan và An Ninh, gần Cam Lộ. Được mật báo, nhà vua hạ lệnh cho quan về điều tra tại địa phương nhưng không tìm được dấu vết liên lạc giữa linh mục Jaccard - Phan và chủng viện. Chủng viện An Ninh gần Di Loan bị triệt hạ, cha giám đốc Kandalh Kim chạy thoát vào núi, vua liền trút cơn thịnh nộ lên cha Phan là “kẻ thông đồng”.

 

Ngày 17-3-1838, cha bị áp giải về Quảng Trị. Quan giám sát thẩm vấn: “Tại sao ông gửi những sách vở đến Di Loan?” Cha Jaccard - Phan điềm tĩnh trả lời: “Vì tôi là linh mục, nghĩa vụ của tôi là dạy họ đọc các sách nói về đạo, tôi không thể đốt số sách đó”.

 

Quan giám sát tỏ vẻ hằn học, cho lính canh đánh cha Jaccard - Phan 40 roi và truyền lệnh phơi nắng cho đến chiều tà và phi chu nhiu cc hình. Khi lết về đến nhà tù, thấy chủng sinh Trần Văn Thiện, cha Phan thì thào: “Dù sao đi nữa, chúng ta cũng phải trung kiên cho đến cùng”.

 

Cuối cùng bản án triều đình cũng về đến tỉnh Quảng Trị. Cha ước nguyện được gặp một linh mục để nhận lãnh Bí tích Hòa giải, nhưng sợ trước khi thi hành án sẽ có vòng vây kiểm soát nghiêm ngặt, chắc sẽ khó gặp được linh mục. Thế nên, khi cha An từ Huế ra, giáo dân đã nhắn tin: Trên đường ra pháp trường, đoàn quan quân và hai tử tội sẽ dừng chân tại quán nước bên đường. Khi linh mục Jaccard - Phan và chủng sinh Thiện cúi đầu đấm ngực ba lần, thì xin cha già An giơ tay giải tội từ xa cho các ngài.

 

Sáng ngày 21-9-1838, tại pháp trường Nhan Biều, cha Jaccard - Phan và chủng sinh Thiện bị xử giảo. Theo lệnh quan, thi hài hai vị được quấn vào chiếu và an táng bên bờ sông. Bà mẹ của cha Phan hay tin đã reo lên: “Thật là tin vui, gia đình ta có một vị tử đạo. Xin chúc tụng Chúa. Tôi đã sợ sẽ buồn khổ biết bao, nếu con tôi bị khuất phục trước gian khổ và cực hình”. Năm 1847, hài cốt hai vị được cải táng đưa về tôn kính tại Nguyện đường Hội Thừa Sai Paris.

 

Linh mục Francois Jaccard - Phan được nâng lên hàng chân phước ngày 27-5-1900 và được tôn phong hiển thánh ngày 19-6-1988.